NGƯNG MẮNG NHIẾC, ĐÁNH ĐÒN, HÃY CÂN NHẮC LỰA CHỌN "TIME OUT"

04/01/2022   Dạy Con

NGƯNG MẮNG NHIẾC, ĐÁNH ĐÒN, HÃY CÂN NHẮC LỰA CHỌN "TIME OUT"

(Bài dài và có nhiều hướng dẫn chi tiết bổ ích, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố đã đúc kết và soạn thảo hướng dẫn bài bản nhất cho quý phụ huynh dễ áp dụng hiệu quả)
TIME OUT hay còn gọi là “góc bình yên” là hình thức kỷ luật khi trẻ làm sai việc gì đó sẽ được yêu cầu ngồi lặng yên trên ghế hoặc trong phòng riêng để bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trong khoảng thời gian nhất định. Đây là phương pháp giáo dục mà ngày nay được nhiều bố mẹ lựa chọn bởi ít gây tổn thương so với đánh đòn, mắng nhiếc vì nó không liên quan tới lạm dụng thể chất hay qua lời nói. Rất nhiều bố mẹ đặt câu hỏi áp dụng phương pháp "time-out" (góc bình yên) cho trẻ thì cần lưu ý điều gì? 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỐ MẸ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT NÀY HIỆU QUẢ?

1️⃣ Cha mẹ bình tĩnh yêu cầu trẻ vào khu vực time-out và cho trẻ 1 lý do ngắn gọn với giọng nghiêm trầm, không tranh luận hay la mắng kiểu "hổ báo", không chấp nhận xin lỗi khi lệnh "time-out" được ban ra.
2️⃣ Trẻ sẽ ở vùng time-out với kiểm soát của bạn với số phút bằng số tuổi của trẻ. Không đồ chơi, không tranh luận, bỏ qua hết những hành vi của trẻ trong lúc time-out như khóc, la hét, nằm lăn ăn vạ… nhưng bạn vẫn ở sát trẻ để kiểm soát những hành vi của trẻ.
Chọn khu vực time-out cần đảm bảo không có các yếu tố gây sao nhãng như TV, đồ chơi, giường, ghế sofa hoặc nơi có nhiều người sinh hoạt. Khu vực time-out là nơi làm cho trẻ có cảm giác "chán nhất", chính sự chán này làm não bộ trẻ hoạt động suy nghĩ về nhận thức.
3️⃣ Kết thúc time-out là lúc bạn và trẻ cần nói chuyện. Câu chuyện nên gồm 3 nội dung: Tại sao con lại phải ngồi vào đây? Làm sao để con không phải vào khu vực này nữa? Cách mà con cho mẹ biết con gặp khó khăn để mẹ hỗ trợ thay vì con cư xử bằng thái độc ương bướng hay hành động la hét, khóc lóc?".

⚠️ NHỮNG CÂU HỎI XUNG QUANH PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT "TIME OUT"

Đây là những băn khoăn của cha mẹ trong quá trình thực hiện time-out cho trẻ.
❓ Trẻ đòi đi vệ sinh lúc thực hiện time-out, tôi phải làm sao?
+ Bố mẹ không cần chú ý đến những gì trẻ nói trong lúc time-out vì thực tế thời gian time-out là rất ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Một điều mà chắc chắn bạn sẽ gặp nếu bạn cho trẻ đi vệ sinh lúc time-out là trẻ sẽ biết dùng lý do này để ra khỏi time-out sớm hơn quy định cho những lần sau. Trong trường hợp, trẻ thật sự cần thiết đi vệ sinh, bạn có thể cho bé đi vệ sinh, nhưng bạn không nói hoặc hành động gì, chỉ hỗ trợ bé đi vệ sinh. Sau khi kết thúc, bạn đưa bé vào vùng time-out lại và thời gian được tính tiếp tục.
❓ Trẻ đòi hoặc tự ý ra khỏi vùng time-out trước khi bạn cho phép thì phải làm sao?
+  Bạn yêu cầu hoặc bế bé vào lại vùng time-out. Bên cạnh đó, bạn cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ phá luật time-out. Ví dụ, trẻ sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp ngày hôm nay hoặc cuối tuần này con sẽ không được ra nhà sách để mua.... Điều này sẽ cho bé sự tự lựa chọn, một quy trình cần thiết cho phát triển nhận thức. Ví dụ, sau khi bạn bế bé vào lại time-out, bạn có thể nói với giọng nghiêm: "Nếu con ra ngoài 1 lần nữa, time-out sẽ kết thúc và con sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp hôm nay. Nếu con im lặng đợi hết thời gian time-out, con có thể sử dụng chiếc xe đạp".
Khi bạn đưa ra luật này, thì phải giữ đúng luật này hết cả ngày, hoặc đúng giao kèo. Bài học trẻ học được là phải chọn 1 lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, dù nó là xấu nhất.
❓ Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc lên giường giả vờ nằm ngủ trong thời gian time-out, tôi nên làm gì?
+  Một nguyên tắc quan trọng mà bạn cần tuân thủ và cũng cần cho trẻ biết sự tồn tại của nguyên tắc này để trẻ tôn trọng nó trong suốt time-out. Nguyên tắc đó là: Trẻ không được có bất kỳ món đồ chơi hoặc có yếu tố nào làm trẻ sao nhãng trong thời gian time-out, ví dụ như TV, giường, điện thoại hoặc ghế sofa. Trẻ cần 1 khoảng lặng đủ lâu, mà không có bất kỳ thứ gì làm trẻ sao nhãng, lúc này nó sẽ làm trẻ rơi vào khoảng thời gian "chán nhất". Điều này sẽ kích thích tầng 2 của não bộ cho các hoạt động kiểm soát cảm xúc và phát triển nhận thức đúng sai cho một hành vi.
Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, bạn chọn vùng time-out không có các yếu tố gây sao nhãng ở trên và tránh nơi mà mọi người trong nhà thường xuyên sinh hoạt, nói chuyện. Bạn có thể quy ước với thành viên trong gia đình là họ có thể tạo điều kiện im lặng khi trẻ đang vào time-out, điều này rất cần thiết cho con trẻ chúng ta học hỏi tốt hơn về kiểm soát cảm xúc.
❓ Trẻ ương bướng nơi công cộng, làm sao tôi có thể tìm vùng time-out?
+ Cũng rất thường khi trẻ thể hiện cơn lốc ăn vạ nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, nhà sách hoặc nhà thờ. Đầu tiên, bạn hãy tìm góc nào đó mà cơn lốc ăn vạ của trẻ không gây quá nhiều phiền phức cho mọi người, như khu vực bên ngoài hoặc khu vực gần nhà vệ sinh. Nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, hãy dùng time-out và nhìn bức tường là vùng time-out.
❓ Nhà có hai con, cả hai con thường dành đồ chơi và đánh chọc ghẹo nhau, tôi nên làm sao?
+ Đầu tiên bạn nên xác định trẻ nào là nguyên nhân của vấn đề và có thể áp dụng time-out lên trẻ đó và món đồ chơi sẽ được cất đến cuối ngày và cả hai anh em không ai được chơi. Nếu bạn không xác định được con nào là nguyên nhân hoặc cả hai đều có tương tác chọc ghẹo qua lại, bạn hãy time-out món đồ chơi và cho lý do ngắn gọn tại sao. Điều này sẽ cho hai trẻ hiểu được cách kiểm soát bản thân. 
✅ NOTE LẠI Ý CHÍNH
❗Cân nhắc độ tuổi của bé. Có thể áp dụng cho trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi, cho đến khi trẻ được 5 tuổi. Vì những bé nhỏ hơn thì chưa nhận thức được những gì bạn muốn, còn những bé lớn hơn sẽ cần được dạy bảo tinh tế hơn để biết cách cư xử đúng mực. 
❗Giữ vững nguyên tắc. Khi đang bị phạt (time-out), bé không được phép tương tác với bố mẹ hoặc người chăm sóc. Hình phạt “time-out” giống như một hình thức cô lập ngắn mang ý nghĩa rằng “Khi con làm thế này, con sẽ không được chơi chung với mọi người.” 
❗Tạo ra một khuôn khổ. Cách này yêu cầu bạn phải đầu tư rất nhiều gian nhưng rất xứng đáng. Bởi việc điều chỉnh lại hành vi của bé như cách bạn muốn khó khăn hơn nhiều so với việc dạy bé đúng ngay từ đầu.
❗Lập ra một chỗ phạt “time-out” Bạn có thể đặt một chiếc ghế ở chỗ an toàn nhưng rất nhàm chán như góc phòng ăn hay một chỗ ít người qua lại. Bạn cần đảm bảo chỗ phạt này tách xa bé khỏi những người chăm sóc và “hiện trường” nơi bé quấy khóc. Vì khi ở nơi đông người, bé có quá nhiều cơ hội để trầm trọng hóa vấn đề với những hành vi trêu chọc và khiêu khích. 
❗Cách thực hiện Răn đe trước. Sau khi răn đe hành vi bị cấm hai lần, bạn cần tuyên bố, “con bị phạt!”. Không nói thêm gì nữa. Bế bé và đặt bé vào chỗ phạt đã qui định sẵn. 
❗Đặt đồng hồ đếm giờ. Thời gian bị phạt khoảng tầm một phút tính theo 1 năm tuổi của bé. 
❗nên kiên quyết. Nếu bé đứng dậy, đặt lại bé vào chỗ và đặt lại giờ. Đừng nên nói gì và không chìu theo bé. 
❗Tha lỗi và quên. Khi hết thời gian, nên nói với bé: “Con đã bị phạt xong!”, ôm bé và để mọi thứ như vậy. Đừng nhắc đến chuyện này nữa. Cho bé một cái gì mới để làm, đây là cách thức tích cực để thay thế cho điều bị cấm. 
✅ Những vấn đề thường gặp 
❗Nói quá nhiều. Điều này thường làm bé bối rối, làm mọi thứ căng thẳng hơn và làm mọi người cảm thấy khó chịu. Một tuyên bố đơn giản khi bé phạm lỗi: “Con bị phạt” là đủ. 
❗Gậy ông đập lưng ông. Nếu sau khi bị phạt, bé nhận được sự quan tâm nhiều hơn, bé sẽ tiếp tục lôi kéo sự chú ý bằng những hành vi khiêu khích. 
❗Bạn quá bực tức. Nên dành một hai giây để bình tĩnh. Quay lại với bé, nêu lí do của việc phạt bé và đưa bé vào nơi bị phạt. Và bạn cũng cần nhớ rằng đây là cách bạn phạt bé vì phạm những lỗi nặng chứ không phải biến nó thành một thói quen cho tất cả các lỗi. 
❗Không thưởng khi bé ngoan. Một phương pháp sai lầm khác là “ép” bé phải ngoan. Điều này khá khó khăn, nhất là khi bé càng lúc càng hư, bạn sẽ có xu hướng phản ứng lại và thậm chí là cố gắng tránh né bé.
 ✅ Những trường hợp đặc biệt 
❗Về hành vi. Nếu bé đang quá tức giận hoặc bị ốm, bé sẽ không thể tiếp thu được gì từ hình phạt này. Đối với những bé đã bị phạt bằng phương pháp này nhiều, hình phạt sẽ khiến cảm xúc của bé bị chấn động, lấn át cơ hội học được cách cư xử tốt hơn. 
❗Độ tuổi phát triển. Những bé chậm phát triển hoặc phát triển vượt bậc cần được đối xử tùy vào độ tuổi phát triển thay vì tuổi thật của bé. 
❗Cả ngày bị phạt? Nếu bạn thấy bé đặc biệt thích gây sự chú ý, rất có thể bé đang chịu nhiều căng thẳng và áp lực, hoặc chỉ đơn giản là bé đang cảm thấy buồn chán. Nên tự vấn xem bạn có đang căng thẳng hay không? Vì bé tìm mọi cách gây sự chú ý là để bạn nhận ra điều đó, mặc dù hành động đó có nguy cơ khiến bạn nổi giận.
Tham khảo: Anh Nguyen, Parenting Life, AAP  Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ

Bài viết cùng chủ đề

CHA MẸ THÔNG THÁI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO?

Cách dạy trẻ 2 tuổi không khó nhưng cũng không dễ

Học cách người Nhật dạy con 2 tuổi thông minh vượt trội

Cách chăm sóc dạy trẻ 2 tuổi thông minh nhanh nhẹn như người nhật

Dạy trẻ 2 tuổi: cách nuôi dạy con ngoan, nghe lời, thông minh

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần dạy những gì?

Dạy con 4 kỹ năng này khi con lên 2 tuổi, bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, mẹ tha hồ mát mặt

Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi không thụt lùi với bạn cùng trang lứa

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

10 điều cha mẹ nên dạy bé từ 2 tuổi để trở thành người lịch sự, ai cũng quý mến

CÁCH DẠY CON 2 TUỔI THÔNG MINH NHANH NHẸN

6 cách dạy con 2 tuổi thông minh nhanh nhẹn – bí kíp từ chuyên gia Tâm lý học

6 bước dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập

Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn

Tiếng Anh cho trẻ 2 tuổi: bí quyết dạy con từ thuở lọt lòng của mẹ 

10 CĂN BỆNH DẠY CON QUÁI ĐẢN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nuôi dạy con theo giai đoạn để phát triển 2 bán cầu não

ĐỪNG ĐỢI BÉ LỚN RỒI DẠY, MÀ HÃY DẠY BÉ CÁCH SỐNG TỐT NGAY TỪ HÔM NAY 

Cha mẹ bình thường và cha mẹ hiểu biết

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - sử DỤNG ĐÔI CHÂN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - KÍCH THÍCH NĂM GIÁC QUAN CHO TRẺ

KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT - CÁCH DẠY CON KHÔNG DÙNG BẠO LỰC

NGƯNG MẮNG NHIẾC, ĐÁNH ĐÒN, HÃY CÂN NHẮC LỰA CHỌN "TIME OUT"

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI QUỶ BẮT NGƯỜI

DẠY CON LÀ CẢ QUÁ TRÌNH!

8 TUYỆT CHIÊU “VI DIỆU” GIÚP BÉ THÔNG MINH HƠN

CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRẺ NGOAN VÀ THÔNG MINH HƠN

6 CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI THÔNG MINH

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

NHÀ MÌNH CÓ GIÀU KHÔNG BỐ? VÀ CÂU TRẢ LỜI CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH CẢ CUỘC ĐỜI ĐỨA TRẺ

16 BÍ QUYẾT DẠY CON NGOAN KHÔNG CẦN MẮNG MỎ ROI VỌT

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - Nguyên tắc dạy trẻ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - “Bố LÀ SÔ 1" CHÍNH LÀ BÍ QUYẾT GIÁO DỤC

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - sử DỤNG TAY VÀ CÁC NGÓN TAY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VỚI BÓNG

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VƠI DAT NẠN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VỚI NHẠC CỤ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI CẦM BẰNG ĐẦU NGÓN TAY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - NẮM ĐẤM - CÁI KÉO - TỜ GIẤY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VỚI KHUY ÁO

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - VẼ TRANH

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRANH XÉ DÁN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - GẤP GIAY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI XẾP HÌNH

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - ĐI NHANH - LEO CẦU THANG – VỪA ĐI VỪA SUY NGHĨ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - ĐÁ BÓNG

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - NHẢY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI Ở CÔNG VIÊN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI LÀM ĐOÀN TÀU

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI Ú TÌM

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - XE BA BÁNH

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỘI THOẠI CHO TRẺ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - ĐỌC SÁCH TRANH CHO TRẺ NGHE

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - dạy trẻ các từ đơn và kết nối 2 từ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - GHI NHỚ SỐ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - GIÚP TRẺ CÓ TÍNH XÃ HỘI

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TUÂN THỦ QUY TẮC

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TẠO NHỊP ĐIỆU MỘT NGAY CHO TRẺ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - DẠY TRẺ CHÀO HỎI

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CON TRAI VÀ CON GÁI

15 PHÚT BÊN CON TRỌN VẸN CÒN HƠN 15 TIẾNG Ở CẠNH MÀ PHÂN TÁN XÀI ĐIỆN THOẠI NÀY KIA

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - HỎi đáp dạy con VẾ PHƯƠNG PHÁP KƯBOTAH

5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai 3 tháng đầu

Cách Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Đầu Khoa Học, An Toàn

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần các chất dinh dưỡng nào?

Giúp bé và mẹ khỏe mạnh trong 3 tháng giữa thai kỳ

Lưu ý khi chăm sóc thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối khi mang thai

4 điều cần nhớ khi chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối khi mang thai

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa tốt cho cả mẹ và thai nhi

Mang thai 3 tháng giữa và kinh nghiệm mẹ bầu có thể bỏ túi

KHI CON DƯỚI 3 TUỔI (Mọi bậc cha mẹ đều nên đọc)

Game cho bé

Dạy con quy luật cuộc sống qua bát mì

Ba điều cha mẹ phải làm cho con trước 13 tuổi