ĐỪNG ĐỢI BÉ LỚN RỒI DẠY, MÀ HÃY DẠY BÉ CÁCH SỐNG TỐT NGAY TỪ HÔM NAY 

04/01/2022   Bé 2-3 tuổi

ĐỪNG ĐỢI BÉ LỚN RỒI DẠY, MÀ HÃY DẠY BÉ CÁCH SỐNG TỐT NGAY TỪ HÔM NAY 

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng: "Bé còn quá nhỏ để hiểu một hành động là đúng hay sai". Trên thực tế, Gs.Bs. Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc, đã cho thấy rằng: các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi, hầu hết các bé trước 5 tuổi đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu nếu được dạy đúng cách. Gs. Gardner còn nhấn mạnh: việc giáo dục hành vi trước 5 tuổi là một điều quan trọng vì một số hành vi nền tảng trong tính cách bé sẽ được hình thành, phụ thuộc vào mức độ tình huống diễn ra, và tính cách này sẽ tồn tại đến khi bé trưởng thành.


(Đừng đợi bé lớn rồi mới dạy)

2 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA BÉ TRƯỚC 5 TUỔI

▶️YẾU TỐ 1: Hành vi của cha mẹ (hoặc người chăm sóc)
Mọi hành vi xấu hoặc tốt của cha mẹ (người chăm sóc bé) sẽ được bé tiếp thu không chọn lọc và bắt chước cực kì chính xác. Thời điểm học hỏi nhanh là khi bé bước qua 10 tháng tuổi. Bé có thể nhìn vào nét mặt (mắt và chân mày bạn) để đoán hành vi của bạn.

▶️YẾU TỐ 2: Cách xử lý tình huống của cha mẹ hoặc người chăm sóc.
Bé cũng dễ dàng học được cách biểu hiện hành vi của bạn với tình huống.

3 TÌNH HUỐNG HÀNH VI THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÚNG ĐỂ DẠY BÉ KHÔNG ĐI LỆCH HÀNH VI KHI LỚN

▶️TÌNH HUỐNG 1: LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HÀNH VI NHẬN THỨC- Hành vi rất quan trọng đến hình thành tính cách của bé

Bé đòi nhiều lần 1 món đồ và bạn muốn kết thúc nó và nói "KHÔNG VỚI BÉ", bé vẫn tiếp tục đòi và cuối cùng là khóc. Tình huống này thường gặp các bé từ 7 - 16 tháng tuổi. Và cũng gặp ở 1 số bé lớn 3-4 tuổi.

XỬ LÝ SAI: Cha mẹ đã quyết định kết thúc và nói "KHÔNG VỚI BÉ" , nhưng bé vẫn cứ đòi, cha mẹ lại nói "KHÔNG VỚI BÉ" và bé lại đòi 1-2 lần nữa, và bé kết thúc bằng cách khóc và "ăn vạ, đập đầu xuống gối hoặc đất". Do đó, cha mẹ lấy món đồ đó cho bé chơi/ăn tiếp tục để bé không khóc.

XỬ LÝ ĐÚNG: Gs.Bs. Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, Anh Quốc, khuyên cha mẹ:
Thật sai lầm khi cha mẹ không định nghĩa rõ ràng chữ "KHÔNG VỚI BÉ", cách cha mẹ đang làm như trên là dạy bé hiểu hành vi nói "KHÔNG VỚI BÉ" là tạm thời, là có lẽ, thậm chí 1 số bé sẽ hiểu là YES (ĐƯỢC) sau 1 vài lần đòi nữa. Để xử lý tình huống này, Cha mẹ nên làm gì?

Thứ 1, khi bạn nói "KHÔNG VỚI BÉ", thì đem cất món đó (ra khỏi tầm mắt bé) và khuôn mặt bạn nghiêm, nhưng đừng quát tháo bé. Điều này làm bé hiểu lời nói của bạn phù hợp với hành vi dứt khoát của bạn.

Thứ 2, bạn sẽ thấy hành vi bé thay đổi theo hành vi của bạn, bé sẽ khóc liền ngay sau đó (mà không đòi nữa), bạn nên để bé khóc 1-2 phút, sau đó hướng bé đến 1 món đồ chơi khác hoặc 1 hoạt động khác. Điều này giúp bé hiểu được hành vi khóc vòi vỉn không phải là hành vi đúng.

Bạn làm 3-4 lần, thì bé sẽ được hướng tới hành vi tốt và cuộc sống bạn không áp lực với những tình huống vòi vỉn haykhóc ăn vạ, dai dẳng của bé vì bé đã học được hành vi tốt là nhận thức được sự cương quyết của bạn.

▶️TÌNH HUỐNG 2: LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM- các bé thiếu tính tự chủ và chịu trách nhiệm là thường nhút nhát khi bé lớn và thường thất bại nhiều trong công việc và học tập, vỏ não cũng ít phát triển hơn vì thiếu sự phân tích.

Khi bé chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào bị té (mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng), bé khóc, và tiếng khóc bắt đầu lớn hơn khi thấy bạn gần đó.

XỬ LÝ SAI: Cha mẹ ngay lập tức bế bé dậy và "đánh trừ" vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng " mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này,.." Bé sẽ nín khóc nhanh.

XỬ LÝ ĐÚNG: Gs. Kelly, chuyên gia phân tích não bộ baby center, Mỹ khuyên: Việc xử lý sai ở trên là một cách dạy bé đổ lỗi công khai cho người khác (ở đây là cái ghế), bé hiểu rằng bé không bao giờ sai và bạn cũng không ngạc nhiên rằng: khi bé bị vậy lần 2, bé lại khóc và đợi bạn bênh vực bé. Đừng nghĩ xử lý hành vi này là vô hại, đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong tình huống của cuộc sống. Các bé trước 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ để đối phó với nhiều tình huống khác nhau trước 5 tuổi, nhưng không phải ở dạng là bé luôn được bảo vệ. Trước tình huống này, cha mẹ làm gì?

Thứ 1, Đến bên bé ngay khi bé ngã, nhưng tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy (2-3 phút), dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy. Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bạn đến đỡ bé dậy, cố để bé dùng lực bản thân để ngồi dậy.

Thứ 2, khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bạn không để ý đến vật dụng bé chỉ, mà xoa dịu bé để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bạn dẫn bé (không bế bé) đến bên cái ghế và nói với bé với khuôn mặt nghiêm nghị: lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con lại bị ngã đau nữa".

Làm tốt 2 điều này sau 1 vài lần, bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao: bé bạn khi té chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc cho bản thân của bé.

▶️TÌNH HUỐNG 3: LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI KHÁC- Hành vi này rất quan trọng để bé có thể trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai hay không, vì cách mà bé học để giao tiếp tốt với mọi người. Thường gặp bé từ 1 tuổi trở lên.

Khi chơi đồ chơi chung với 1 bạn khác, khi bé kia đụng vào đồ chơi của bé bạn, và bé bạn cắn hoặc đánh vào mặt bé kia, làm bé kia khóc.

XỬ LÝ SAI: cha mẹ thường để bé ngồi đó, và hỏi thăm bé của bạn trước, sau đó bạn mới hỏi thăm bé kia.

XỬ LÝ ĐÚNG: Gs. Penny khuyên: trong tình huống này, bạn nên cho bé nhận thấy cách xử lý tình huống công bằng và nghiêm túc của bạn.

Thứ 1, bạn đến ngay để tách 2 bé ra. Sau đó, bạn nhìn vào bé với khuôn mặt nghiêm và nói với giọng nghiêm là: " Cu Bin, con không nên cắn bạn" và bạn hỏi thăm bé kia và yêu cầu bé xin lỗi nạn nhân. Bé phản ứng là sẽ khóc và khó nói lời xin lỗi. Bạn yêu cầu bé xin lỗi bé kia và cho bé 1 phút để bé tự điều chỉnh và nói.

Thứ 2, dù bé có nói hay không nói lời xin lỗi, bạn cũng bế bé ra 1 chỗ yên tĩnh không có ai, ngồi với bé và không nói gì với bé trong 2 phút. Bé lúc này sẽ khóc ít hơn và lâu lâu nhìn bạn, cố gây chú ý đến bạn. Sau 2 phút im lặng, bạn chuyển từ tư thế ngồi thành đứng dậy hoặc quỳ xuống ngay tầm mắt bé và nói với giọng nghiêm: Mẹ thật sự rất giận hành động đó của con. 2 cánh tay của bạn nên để 2 bên hông (đừng chỉ vào mặt bé, hoặc ôm kéo bé vào gần), ngôn ngữ cơ thể cũng làm bé hiểu rằng bé đã làm 1 việc nghiêm trọng và mẹ không hài lòng về hành động của bé.

Làm tốt 2 bước này, bé bạn sẽ không tái diễn hoặc nếu tái diễn bé sẽ ít khóc và chịu lắng nghe bạn nhiều hơn 

Cám ơn bạn đã xem bài viết.

Bài viết cùng chủ đề

CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRẺ NGOAN VÀ THÔNG MINH HƠN

6 CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI THÔNG MINH

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - Nguyên tắc dạy trẻ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - “Bố LÀ SÔ 1" CHÍNH LÀ BÍ QUYẾT GIÁO DỤC

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - sử DỤNG TAY VÀ CÁC NGÓN TAY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VỚI BÓNG

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VƠI DAT NẠN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VỚI NHẠC CỤ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI CẦM BẰNG ĐẦU NGÓN TAY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - NẮM ĐẤM - CÁI KÉO - TỜ GIẤY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI VỚI KHUY ÁO

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - VẼ TRANH

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRANH XÉ DÁN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - GẤP GIAY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI XẾP HÌNH

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - ĐI NHANH - LEO CẦU THANG – VỪA ĐI VỪA SUY NGHĨ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - ĐÁ BÓNG

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - NHẢY

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CHƠI Ở CÔNG VIÊN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI LÀM ĐOÀN TÀU

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI QUỶ BẮT NGƯỜI

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TRÒ CHƠI Ú TÌM

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - XE BA BÁNH

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỘI THOẠI CHO TRẺ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - ĐỌC SÁCH TRANH CHO TRẺ NGHE

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - dạy trẻ các từ đơn và kết nối 2 từ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - GHI NHỚ SỐ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - GIÚP TRẺ CÓ TÍNH XÃ HỘI

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TUÂN THỦ QUY TẮC

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - TẠO NHỊP ĐIỆU MỘT NGAY CHO TRẺ

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - DẠY TRẺ CHÀO HỎI

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - CON TRAI VÀ CON GÁI

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - HỎi đáp dạy con VẾ PHƯƠNG PHÁP KƯBOTAH

DẠY CON LÀ CẢ QUÁ TRÌNH!

8 TUYỆT CHIÊU “VI DIỆU” GIÚP BÉ THÔNG MINH HƠN

Cách dạy trẻ 2 tuổi không khó nhưng cũng không dễ

Học cách người Nhật dạy con 2 tuổi thông minh vượt trội

Cách chăm sóc dạy trẻ 2 tuổi thông minh nhanh nhẹn như người nhật

Dạy trẻ 2 tuổi: cách nuôi dạy con ngoan, nghe lời, thông minh

Dạy con 4 kỹ năng này khi con lên 2 tuổi, bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, mẹ tha hồ mát mặt

Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi không thụt lùi với bạn cùng trang lứa

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

10 điều cha mẹ nên dạy bé từ 2 tuổi để trở thành người lịch sự, ai cũng quý mến

CÁCH DẠY CON 2 TUỔI THÔNG MINH NHANH NHẸN

6 cách dạy con 2 tuổi thông minh nhanh nhẹn – bí kíp từ chuyên gia Tâm lý học

6 bước dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập

Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn

Tiếng Anh cho trẻ 2 tuổi: bí quyết dạy con từ thuở lọt lòng của mẹ 

CHA MẸ THÔNG THÁI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO?

10 CĂN BỆNH DẠY CON QUÁI ĐẢN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nuôi dạy con theo giai đoạn để phát triển 2 bán cầu não

ĐỪNG ĐỢI BÉ LỚN RỒI DẠY, MÀ HÃY DẠY BÉ CÁCH SỐNG TỐT NGAY TỪ HÔM NAY 

16 BÍ QUYẾT DẠY CON NGOAN KHÔNG CẦN MẮNG MỎ ROI VỌT

Cha mẹ bình thường và cha mẹ hiểu biết

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - sử DỤNG ĐÔI CHÂN

Dạy con 2 tuổi kiểu Nhật - KÍCH THÍCH NĂM GIÁC QUAN CHO TRẺ

KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT - CÁCH DẠY CON KHÔNG DÙNG BẠO LỰC

15 PHÚT BÊN CON TRỌN VẸN CÒN HƠN 15 TIẾNG Ở CẠNH MÀ PHÂN TÁN XÀI ĐIỆN THOẠI NÀY KIA

KHI CON DƯỚI 3 TUỔI (Mọi bậc cha mẹ đều nên đọc)

Game cho bé

Ba điều cha mẹ phải làm cho con trước 13 tuổi